Tìm hiểu chi phí thi công cầu đường 2025, các yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu chi phí hiệu quả. Tham khảo số liệu thực tế, tư vấn từ Trungnam E&C.
Tầm quan trọng của việc xây dựng cầu đường
(TNE&C) Thiết kế và xây dựng cầu đường không chỉ tăng cường liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế và du lịch mà còn kết nối cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số lợi ích khi thi công các dự án cầu đường:
- Kết nối vùng miền: Xây dựng cầu đường giúp giao thông thuận tiện, tạo điều kiện cho hàng hóa và người dân di chuyển dễ dàng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và đầu tư tại các khu vực.
- Phát triển du lịch: Các công trình cầu đường lớn rút ngắn thời gian di chuyển, mở ra cơ hội khám phá những địa danh mới, thu hút du khách và góp phần phát triển ngành du lịch.
- Gắn kết quốc gia: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hệ thống cầu đường không chỉ kết nối trong nước mà còn thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa các quốc gia, góp phần mở rộng thị trường và phát triển kinh tế.

Chi phí thi công cầu đường là bao nhiêu?
Chi phí thi công cầu đường là khoảng chi phí được sử dụng để thực hiện một dự án cầu đường nào đó. Mức chi phí thi công phải tương thích với mức chi phí được đề ra trong kế hoạch xây dựng.
Mỗi dự án xây dựng sẽ được thực hiện với mức chi phí khác nhau, tùy thuộc vào ngân sách và nhiều yếu tố khác. Ví dụ như chi phí thi công đường bộ sẽ khác với thi công các cây cầu, đường sắt…Dưới đây là mức chi phí thi công cầu đường trung bình của một số dự án mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Đường giao thông nông thôn: 2 – 5 tỷ/km.
- Quốc lộ, tỉnh lộ (cấp III, IV): 10 – 30 tỷ/km.
- Chi phí thi công cầu đường cao tốc: 100 – 200 tỷ/km tùy địa hình.
- Cầu quy mô nhỏ (bê tông cốt thép, cầu vòm đơn giản): 30 – 100 tỷ/km.
- Cầu lớn (cầu dây văng, dầm thép quy mô lớn): 300 – 500 tỷ/km hoặc hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng chi phí thi công cầu đường
Chi phí thi công cầu đường có thể thay đổi có thể do sự tác động của các yếu tố như sau:
Địa hình
Yếu tố địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thi công, bao gồm:
- Địa hình đồi núi: Thi công cầu đường ở khu vực có địa hình đồi núi cần phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp như đào đắp đất đá, gia cố mái taluy, làm hầm đường bộ, xây tường chắn… Điều này làm gia tăng chi phí đáng kể.
- Địa hình vùng sông nước, đồng bằng ngập lún: Phải xây dựng nền móng vững chắc bằng cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi để gia cố kết cấu chịu lực, dẫn đến chi phí cao hơn so với nền đất cứng.
- Khu vực đô thị đông dân cư: Việc thi công trong đô thị yêu cầu biện pháp tổ chức giao thông hợp lý, thi công ban đêm hoặc theo giai đoạn để tránh ảnh hưởng đến dân cư, gây tăng chi phí.
Vật liệu xây dựng
Giá cả nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí thi công cầu đường. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh thêm chi phí khi xây dựng các dự án.
- Loại vật liệu sử dụng: Cầu đường có thể sử dụng bê tông xi măng, bê tông nhựa, hoặc kết cấu dầm thép, tùy theo yêu cầu thiết kế. Mỗi loại có chi phí khác nhau.
- Mức độ tiêu hao vật liệu: Công trình càng lớn, lượng vật liệu tiêu thụ càng nhiều, kéo theo chi phí tăng.
- Biến động giá cả vật liệu: Giá cát, đá, xi măng, sắt thép, nhựa đường có thể thay đổi theo thời gian và khu vực, đặc biệt là khi có biến động kinh tế hoặc chính sách thuế.
Ví dụ:
Giá thép xây dựng dao động từ 16 – 18 triệu đồng/tấn tùy loại.
Giá bê tông nhựa dao động từ 1,5 – 2 triệu đồng/m³.
Chi phí vận chuyển vật liệu từ nơi sản xuất đến công trình cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu công trình ở xa nguồn cung cấp, chi phí vận chuyển sẽ cao hơn.

Nhân công và máy móc
Chi phí lao động và thiết bị chiếm phần lớn ngân sách thi công. Lương của kỹ sư, công nhân thi công thay đổi theo trình độ tay nghề và khu vực. Công trình yêu cầu công nghệ cao, tay nghề lao động phải tốt, dẫn đến chi phí nhân công cao hơn. Các chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm cho công nhân cũng được tính vào chi phí.
Khi thi công các công trình lớn, cần đầu tư vào trang thiết bị chất lượng để đẩy nhanh tiến độ công việc. Máy ủi, máy xúc, máy lu, máy trộn bê tông, cần cẩu… đều cần thuê hoặc mua, ảnh hưởng đến chi phí thi công cầu đường.
Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng giúp chủ đầu tư ứng phó với các yếu tố bất ngờ trong quá trình thi công, bao gồm:
- Trượt giá vật liệu: Giá thép, xi măng, nhựa đường có thể tăng so với thời điểm lập dự toán ban đầu.
- Thay đổi thiết kế: Khi phát hiện nền đất yếu, có thể cần gia cố thêm móng, làm thay đổi tổng mức đầu tư.
- Thời gian thi công kéo dài: Chậm tiến độ do thời tiết, khó khăn kỹ thuật hoặc thủ tục hành chính làm tăng chi phí nhân công và thiết bị.
- Thiên tai, rủi ro: Mưa bão, lũ lụt có thể gây thiệt hại cho công trình đang xây dựng.
- Chi phí dự phòng thường được tính khoảng 10 – 20% tổng mức đầu tư.

Cách tối ưu chi phí thi công cầu đường 2025
Tối ưu chi phí thi công cầu đường là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả đầu tư mà vẫn giữ được chất lượng công trình. Dưới đây là một số giải pháp tối ưu chi phí mà chủ đầu tư và nhà thầu có thể áp dụng:
- Lập kế hoạch chi tiết: Khảo sát địa hình kỹ, lập dự toán chính xác, dự phòng kinh phí hợp lý.
- Tối ưu thiết kế: Chọn phương án kết cấu đơn giản, tận dụng địa hình tự nhiên để giảm đào đắp, đây cũng là cách giúp tối ưu chi phí thi công cầu đường.
- Kiểm soát vật liệu: So sánh giá, mua từ nhà cung cấp uy tín, tận dụng vật liệu tại chỗ, tái sử dụng vật liệu cũ.
- Quản lý nhân công, máy móc: Tối ưu nhân lực, sử dụng máy móc hiện đại, ưu tiên thuê thay vì mua nếu dùng ngắn hạn.
- Kiểm soát tiến độ: Lập kế hoạch rõ ràng, giám sát chặt chẽ, tránh thi công mùa mưa để giảm rủi ro phát sinh.
- Giảm chi phí giải phóng mặt bằng: Chọn tuyến đường hợp lý, thương lượng đền bù để tránh phát sinh chi phí.
- Ứng dụng công nghệ: Thi công bằng bê tông đúc sẵn, giám sát công trình bằng drone, cảm biến IoT để tăng hiệu quả.
“Trungnam E&C – Đơn vị tổng thầu uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng cầu đường, luôn sẵn sàng đồng hành cùng các dự án trọng điểm trên khắp Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá chi tiết, phù hợp với ngân sách và yêu cầu kỹ thuật của bạn.”